Câu bị động vốn là phần kiến thức nền tảng mà người học tiếng Anh nào cũng phải qua. Tuy nhiên, với phần nâng cao hơn là câu bị động đặc biệt, thì không phải ai cũng nắm chắc. Các dạng đặc biệt của câu bị động là gì, sử dụng chúng ra sao? Hãy đọc bài viết này và khám phá câu trả lời cho riêng mình nhé!
Câu bị động cơ bản
Trước khi tìm hiểu những dạng câu bị động đặc biệt, hãy ôn lại kiểu câu cơ bản nhé.
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Khi chuyển từ câu chủ động sang bị động, chúng ta phải giữ nguyên thời thì trong câu.
Ví dụ:
- Câu chủ động: My grandfather planted this orange tree. / (Ông của tôi đã trồng cây cam này.)
- Câu bị động: This orange tree was planted by my grandfather. / (Cây cam này được trồng bởi ông tôi.)
Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ
Dạng đầu tiên chúng tôi muốn nhắc tới là câu bị động với động từ có 2 tân ngữ. Dạng này khác với câu bị động cơ bản ở chỗ, theo sau động từ là 2 tân ngữ liền nhau. Chúng được gọi là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
Tân ngữ trực tiếp là sự vật chịu tác động trực tiếp hoặc có mối liên hệ gần gũi nhất với động từ chính trong câu. Còn tân ngữ gián tiếp thì chịu tác động không trực tiếp, hoặc chỉ có mối quan hệ tương đối nhẹn với động từ chính trong câu.
Ví dụ:
Tom gave her a pencil. / (Tom đã đưa cho cô ấy một cây bút chì.)
Trong ví dụ trên ta thấy, sau động từ “gave” có 2 tân ngữ là “her” và “a pencil”. Trong đó, “a pencil” là đối tượng chính của hành động “gave” (đưa, cầm, nắm.) Do vậy, nó đảm nhận vai trò tân ngữ trực tiếp trong câu. Và tân ngữ còn lại, “her” sẽ là tân ngữ gián tiếp.
Từ đó ta có thể suy ra cấu trúc cơ bản của câu bị động có 2 tân ngữ như sau:
S + V + Oi + Od
Trong đó:
- S(subject): chủ ngữ chính
- V (verb): Động từ chính trong câu
- Oi (indirect object): Là tân ngữ gián tiếp (có ảnh hưởng từ động từ chính thấp hơn)
- Od (direct object): Là tân ngữ trực tiếp (có ảnh hưởng từ động từ chính cao hơn)
Khi đổi từ câu chủ động sang bị động, ta cũng sẽ có 2 công thức khác nhau.
Cách 1: Câu bị động sử dụng tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ chính trong câu
S + be + Verb 3 + Od
Cách 2: Câu bị động sử dụng tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ chính trong câu
S + be + Verb 3 + giới từ + Oi
Ví dụ:
- Tom gave her a pencil. / (Tom đã đưa cho cô ấy một cây bút chì.)
-> She was given a pencil by Tom. (cách 1)
-> A pencil was given to her by Tom. (cách 2)
- My assistance brought me a cup of coffee. / (Trợ lý mang đến cho tôi một ly cafe.)
-> I was brought a cup of coffee by my assistance. (cách 1)
-> A cup of coffee was brought to me by my assistance. (cách 2)
Cấu trúc It’s high time trong tiếng Anh
Câu bị động với “be going to”
Trên thực tế, cách chia động từ “be going to” vốn là kiến thức của thì tương lai gần. Nó dùng để diễn tả dự định, kế hoạch có tính toán cụ thể trong tương lai không xa. Khi chuyển sang thể bị động, chúng ta làm theo công thức sau:
Chủ động: S + be + going to + V + O Bị động: S + be + going to + be + Verb 3 + (by + O)
Ví dụ:
Lan is going to wash the dishes. / (Lan định đi rửa bát.)
-> The dishes are going to be washed by Lan.
Câu bị động với động từ khuyết thiếu
Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh là: Can, could, would, should, may, might, need, must, ought to.
Khi có những động từ này trong câu, chúng ta chuyển nó sang dạng bị động theo công thức
Chủ động : S + Modal V + V(nguyên thể) + O Bị động: S + modal V + be + Verb 3 + (+ by + O)
Ví dụ:
Nam can do the household chores. / (Nam có thể làm việc nhà.)
-> The household chores can be done by Nam.
Câu bị động với câu yêu cầu, mệnh lệnh.
Những lời yêu cầu, mệnh lệnh trong tiếng Anh thường không có chủ ngữ và kết thúc bằng dấu chấm than. Đối với loại câu này, chúng ta chuyển nó thành thể bị động như sau:
Chủ động: V + O Bị động: S + should/must + be + Verb 3
Ví dụ:
Wash your hands before every meal! / (Hãy rửa tay trước mỗi bữa ăn!)
-> Your hands must be washed before every meal.
Cấu trúc “no longer” – Hướng dẫn cách dùng chi tiết
Câu bị động với động từ “make”, “let”, “have”, “get”
Câu bị động với động từ “make”
Chủ động: Make somebody to something (Khiến cho ai đó làm gì) Bị động: Make something done (by somebody)
Ví dụ:
He made his brother finish those exercises. / (Anh ấy khiến tôi hoàn thành những bài tập đó.)
-> He made those exercises finished by his brother.
Câu bị động với động từ “let”
Chủ động: Let somebody do something (Cho phép, để cho ai đó làm gì) Bị động: Let something done (by somebody)
Ví dụ:
My teacher let me do that experiment. / (Giáo viên của tôi cho phép tôi làm thí nghiệm đó.)
-> My teacher made that experiment done by me.
Câu bị động với động từ “have”
Chủ động: Have to do something (phải làm gì) Bị động: Have something to be done (by +O)
Ví dụ:
Students have to do homework. / (Học sinh phải làm bài tập về nhà.)
-> Homework has to be done by students.
Chủ động: Have somebody do something (nhờ ai đó làm gì) Bị động: Have something done (by somebody)
Ví dụ:
She had her younger sister to water the flowers in the garden. / (Cô ấy đã nhờ em gái tưới cho những bông hoa trong vườn.)
-> She has the flowers in the garden watered by her younger sister.
Câu bị động với động từ “get”
Chủ động: Get somebody do something (nhờ ai đó làm gì) Bị động: Get something done (by somebody)
Ví dụ:
She gets her boyfriend repaint the house. / (Cô ấy nhờ bạn trai sơn lại ngôi nhà.)
-> She gets the house repainted by her boyfriend.
Câu bị động với chủ ngữ giả “It”
Trong tiếng Anh, chúng ta có thể gặp những câu văn bắt đầu với chủ ngữ giả “It”. Cùng xem cách chuyển chúng sang dạng bị động dưới đây nhé!
Chủ động: It + be + adj + (for sb) + to do st Bị động: It + be + adj + for st to be done
Ví dụ:
It was difficult to pass the final exam. / (Nó khá khó để vượt qua bài kiểm tra cuối kì.)
-> It was difficult for the final exam to be passed.
Câu bị động với động từ chỉ quan điểm, ý kiến
Các động từ chỉ quan điểm, ý kiến thông dụng được nêu trong bảng dưới đây.
Động từ | Ý nghĩa | Động từ | Ý nghĩa |
Think | Nghĩ rằng | Consider | Xem xét rằng |
Say | Nói rằng | Report |
Báo cáo rằng |
Suppose | Cho rằng | Believe |
Tin rằng |
Khi trong câu có những từ trên, ta chuyển nó sang dạng bị động theo những cách dưới đây:
Chủ động: S1 + think/believe... + that + S2 + V2 Bị động: It is thought/believed …. + that + S2 + V2 (công thức này áp dụng được với mọi trường hợp.)
Ngoài ra, tùy thuộc vào thời thì trong câu chủ động, ta có những cách chuyển đổi khác.
Trường hợp 1: Khi V2 trong câu chủ động ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn
Bị động: S2 + to be + thought/believed + to V2
Ví dụ:
Everyone believes that she is a young talented singer. / (Mọi người tin rằng cô ấy là một ca sĩ trẻ tài năng.
-> It is believed that she is a young talented singer.
-> She is believed to be a young talented singer.
Trường hợp 2: Khi V2 trong câu chủ động ở thì hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn hoặc quá khứ hoàn thành
Bị động: S2 + to be + thought/believed + to have PII (của V2)
Ví dụ:
They thought that Nam passed the test. / (Họ nghĩ rằng Nam sẽ vượt qua bài kiểm tra.)
-> It is believed that Nam passed the test.
-> He is thought to have passed the test.
Trường hợp 3: Khi V2 trong câu chủ động ở thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn
Bị động: S2 + to be + thought/believed +be + V-ing (của V2)
Ví dụ:
She reported that Linda was travelling to the UK. / (Cô ấy đã báo cáo rằng Linda đang đi đến Vương quốc Anh.)
-> It is reported that Linda was travelling to the UK.
-> Linda is reported to be travelling to the UK.
Cấu trúc Urge và cách dùng trong tiếng Anh
Trên đây là tổng hợp kiến thức về câu bị động đặc biệt mà muốn mang đến cho các bạn. Hãy thường xuyên luyện tập phần kiến thức này để cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân nhé! Chúc các bạn học tốt và thành công!